Trang

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

Hình ảnh quý hiếm về Hà Nội của thế giới

Cuộc sống của người dân Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng những năm đầu thế kỷ 20 sẽ được tái hiện sống động qua triển lãm “Kính ảnh màu” của nhiếp ảnh gia Pháp Léon Busy, trưng bày tại Trung tâm Văn hóa Pháp (24 Tràng Tiền, Hà Nội) từ ngày 6/12/2013 đến hết ngày 4/1/2014.

Albert Kahn (1860-1940), một ông chủ nhà băng nổi tiếng người Pháp, vốn được biết tới là người từ tâm, có đam mê đặc biệt đối với các vấn đề văn hóa. Ông đã tài trợ cho các nhiếp ảnh gia đi khắp các châu lục để ghi lại những hình ảnh về đời sống văn hóa ở nhiều quốc gia trên khắp thế giới. Họ chính là những nhiếp ảnh gia đầu tiên của thế kỷ 20 được tiếp cận với kỹ thuật chụp ảnh màu nhờ vào nguồn tài trợ của một nhà tài phiệt yêu văn hóa.

Với hơn 72.000 bức ảnh độc đáo được chụp ở 50 quốc gia trên thế giới, ông đã tạo thành bộ sưu tập ảnh màu vĩ đại đầu tiên và duy nhất trong lịch sử nhiếp ảnh mang tên “The Archives of the Planet” (Sử liệu về hành tinh của chúng ta).

Tại Việt Nam, Albert Kahn từng giao nhiệm vụ chụp hình cho Léon Busy, một trung úy hậu cần của quân đội lê dương. Đi khắp Bắc Kỳ, Léon đã chụp khoảng 1.700 bức ảnh trong thời gian từ năm 1915-1920.

Tuy công nghệ chụp ảnh khi đó còn khá hạn chế nhưng bộ ảnh do tay máy nghiệp dư Léon Busy thực hiện chứa đựng những giá trị văn hóa - nghệ thuật quý báu. Cả bộ ảnh mang một sắc màu khó tả - mộc mạc, cổ kính, khiến người xem liên tưởng tới một bộ phim nhựa kiểu cũ.

Đặc biệt, trong thời kỳ này, đời sống của người dân Bắc Kỳ vẫn còn rất nguyên sơ, chưa hề bị pha tạp, lai căng. Những góc ảnh của Léon Busy tinh tế và chuẩn mực, đã kịp thời ghi lại một Hà Nội vừa lạ vừa quen bởi nếp sống, nếp nhà của người dân Hà Nội khi đó quá khác so với bây giờ, từ cảnh vật cho tới con người.

Một số bức ảnh được Léon Busy thực hiện tại Hà Nội trong thời gian từ 1915-1920:

Góc phố Tràng Tiền, phía trước Nhà hát lớn.
Góc phố Tràng Tiền, phía trước Nhà hát lớn.

Phố Hàng Thiếc.
Phố Hàng Thiếc.

Cầu Long Biên.
Cầu Long Biên.

Quan đầu tỉnh ở Bắc Kỳ trong phẩm phục nghi lễ.
Quan đầu tỉnh ở Bắc Kỳ trong phẩm phục nghi lễ.

Hai người đàn ông ngồi uống trà và hút thuốc trong một tiệm hút.
Hai người đàn ông ngồi uống trà và hút thuốc trong một tiệm hút.

Cô gái người Hoa hút thuốc phiện.
Cô gái người Hoa hút thuốc phiện.

Những nghệ sĩ tuồng miền Nam ra biểu diễn tại Hà Nội.
Những nghệ sĩ tuồng miền Nam ra biểu diễn tại Hà Nội.

Quan huyện ở Bắc Kỳ.
Quan huyện ở Bắc Kỳ.

Quan huyện và các giới chức trong huyện đang tập trung tại huyện đường.
Quan huyện và các giới chức trong huyện đang tập trung tại huyện đường.

Hai cô gái mặc áo yếm, đội nón quai thao.
Hai cô gái mặc áo yếm, đội nón quai thao.

Thầy đồ viết câu đối trên phố chợ.
Thầy đồ viết câu đối trên phố chợ.

Người bán gạo.
Người bán gạo.

Các hương chức trong một ngôi làng ven Hà Nội.
Các hương chức trong một ngôi làng ven Hà Nội.

Cô gái Bắc Kỳ nhuộm răng đen.
Cô gái Bắc Kỳ nhuộm răng đen.

Những bé gái Bắc Kỳ.
Những bé gái Bắc Kỳ.

Lý trưởng một làng ven Hà Nội.
Lý trưởng một làng ven Hà Nội.

Phố Hàng Gai.
Phố Hàng Gai.

Một bà đồng.

Một bà đồng.
Một bà đồng.

Một bà sãi và hai chú tiểu.
Một bà sãi và hai chú tiểu.

Tại một hội thi đánh cờ người, các cô gái mặc áo dài màu vào vai quân tốt.
Tại một hội thi đánh cờ người, các cô gái mặc áo dài màu vào vai quân tốt.

Một kệ bán đồ chơi bằng thiếc.
Một kệ bán đồ chơi bằng thiếc.

Một nhà nho.
Một nhà nho.

Một vị quan đang vận triều phục.
Một vị quan đang vận triều phục.

Một vị kỳ mục (người có vai vế trong làng).
Một vị kỳ mục (người có vai vế trong làng).

Cô gái ngồi têm trầu.
Cô gái ngồi têm trầu.

Vợ chồng Tổng đốc tỉnh Hà Đông.
Vợ chồng Tổng đốc tỉnh Hà Đông.

Gia đình Tổng đốc tỉnh Hà Đông.
Gia đình Tổng đốc tỉnh Hà Đông.

Người thiếu phụ đang ngồi trang điểm.
Người thiếu phụ đang ngồi trang điểm.

Một gia đình khá giả ở Hà Nội thời bấy giờ.
Một gia đình khá giả ở Hà Nội thời bấy giờ.

Một đoạn băng hình do Léon Busy thực hiện trong quá trình đi khắp Bắc Bộ tác nghiệp.
 

Thứ Hai, 27 tháng 9, 2010

Con người Hà Nội


Chân dung thiếu nữ, người đẹp Hà Thành.
Chân dung văn nghệ sĩ. Trong ảnh là nhạc sĩ Phạm Duy thời trẻ.
Con cái của một gia đình tư sản.
Một gia đình viên chức.
Hình ảnh một đại gia đình tư sản.
Trẻ em ở trường dòng.

Cảnh sinh hoạt trên phố


Trẻ em ở phố bên quầy hàng đồ chơi Trung thu.
Những gánh hàng hoa quanh hồ Hoàn Kiếm.
Cà phê rong.
Hoa quả và bánh kẹo rong.
Một góc phố với mấy gánh hàng rong.
Những người cắt tóc.
Phu dịch đi đắp đê, đắp đất.
Người dân nghỉ ngơi cạnh một gốc cây bên sông Tô Lịch.
Giới trẻ Hà Thành uống nước giải khát cạnh Bờ Hồ.

Xóm làng ngay giữa thủ đô

Nghe hơi lạ nhưng đúng là cách gọi của ngày xưa về từng số nhà của Hà nội, như xóm 147, xóm 145… Trong mỗi xóm lại có nhiều hộ sống cùng nhau, tuy thiếu thốn nhưng vô cùng thân thương.
Xin cảm ơn các bạn thật nhiều, mấy hôm nay đọc được các bài của các bạn viết về Hà Nội xưa, đặc biệt là bài của bạn Thanh Bình, tôi vô cùng xúc động và kí ức về Hà Nội yêu dấu của ngày xưa cứ hiện về trong tôi vì ký ức của các bạn cũng chính là của tôi, thế hệ 7X như các bạn.
Lâu nay mải mê, bận bịu với công việc, với lo toan của cuộc sống, dẫu rằng nhiều khi thấy cuộc sống sung túc hơn thời bao cấp nhưng tôi vẫn luôn thấy thiếu một cái gì đó, cho đến khi đọc bài của các bạn, tôi mới thấy cái mình thấy thiếu, đó là Hà Nội ngày xưa….
Tôi sinh ra trong những ngày Hà Nội đang hứng chịu những loạt bom đạn ác liệt nhất của 12 ngày đêm, mẹ tôi kể rằng bố tôi phải đèo mẹ đang mang bầu lúc sắp sinh trên chiếc xe đạp cà tàng từ nhà ông bà ngoại ở phố Mai Hắc Đế lên tận Thái Nguyên sơ tán để sinh tôi, một chuyện mà bây giờ nghe không tin nổi. Thế rồi lúc 11 tháng thì tôi về Hà Nội sống cùng ông bà ngoại để bố mẹ công tác và từ đó Hà Nội gắn bó với tôi cho đến tận bây giờ.
Cho đến giờ tôi vẫn nhớ da diết tiếng leng keng quen thuộc của tàu điện mà mỗi ngày nghỉ bố tôi lại cho đi thỏa thuê cứ từ chợ Mơ lên chợ Bưởi rồi quay về. Mỗi khi hè đến khi được nghỉ chúng tôi rất hay nhảy tàu điện từ Mai Hắc Đế lên Bờ Hồ rồi về. Buổi sáng, học sinh từ cấp 2 trở xuống tập thể dục theo hướng dẫn của anh chị phụ trách khu phố, thỉnh thoảng tổ chức khen thưởng là những tấm vé đi xem phim ở rạp Kim Đồng hoặc Cung thiếu nhi bằng tàu điện.
Tôi vẫn nhớ các bộ phim “ Công chúa Alabenla”, “ Maica, cô bé từ trên trời rơi xuống”, “ Cảnh sát và những người hành tinh khác” luôn hút hồn bọn trẻ chúng tôi.
Trung thu cũng là một dip đáng nhớ. Trước Trung thu, chúng tôi thường chuẩn bị những hạt bưởi đem phơi khô để tối trung thu sẽ xâu vào dây đồng để đốt. Những dịp nào đúng ngày bố mẹ lĩnh lương được mua khẩu súng K54 đạn nhựa thì còn gì bằng, tôi luôn đem bên mình rất hãnh diện. Tối đến dưới ánh trăng, chúng tôi cũng tổ chức cho mình những trò chơi không thể nào quên, đèn ông sao tự làm méo mó nhưng vẫn đẹp, đốt hạt bưởi, đốt lò tự tạo bằng ống bơ sữa bò, cuối buổi được chia 1/8 cái bánh dẻo, ăn dè từng tí một. Hồi đó đi học nhàn hơn bây giờ rất nhiều, cứ đi về là quăng sách vở rồi xuống đường chơi, bọn trẻ con thường chơi theo dãy phố, bọn con trai chúng tôi thì tôn một anh lớn nhất, khỏe nhất làm chùm phố, đầu têu các trò chơi. Buổi trưa thường trốn người lớn xuống đường chơi, hết đánh khăng, bổ cù, lắc vòng thì lại đến đi hái bàng ăn.
Ngày đó phố tôi ở trưa hè rất vắng, đâu có đông như bây giờ, có khi 15 phút mới lại có chiếc xe đạp đi qua, thậm chí một số phố gần đấy vẫn để đu quay dưới lòng đường cho trẻ con chơi. Buổi tối, chúng tôi lại tụ tập chơi trốn tìm, chạy sô vê, cưỡi ngựa hay ra Bà Triệu bắt ve. Hôm nào có phim nhưng lại mất điện là cả lũ lại đi tìm nhà nào có vô tuyến để xem nhờ, mà nhớ nhất là hồi đó chúng tôi chờ đợi từng tập phim “Trên từng cây số” rồi “Hồ sơ thần chết” chiếu vào tối thứ tư và tối chủ nhật để xem. Mãi sau cả nhà ông bà tôi mới tậu được chiếc tivi Denon có bốn chân thì cả nhà cứ ăn cơm xong lại quây quần trước màn hình, cậu tôi thi suốt buổi kè kè bên cạnh cái sup von tơ để chỉnh vì điện rất yếu lại hay mất.
Nhưng Tết vẫn là khoảng thời gian tuyệt vời nhất trong năm, nhất là với lũ trẻ con chúng tôi dường như kéo dài từ 1 tháng trước đó. Trước tết 1-2 tuần vài anh lớn nhất phố lại rủ nhau vào Bình Đà mua pháo về đốt. Trước tết vài ngày, mọi người chuẩn bị gạo, thịt phân phối, lá dong để gói bánh trưng, rất là vui. Vì mỗi xóm chỉ có một cái bếp công cộng nên phải phân theo ngày để từng nhà nấu. Bọn trẻ con chúng tôi vô cùng háo hức khi được cho trông nồi bánh trưng, thỉnh thoảng dúi củ khoai tây vào bếp nướng ăn, ngon làm sao!
Nhớ quá Hà Nội ngày xưa!..
Đỗ Trung Dũng, 24/9/2010

Hàng quán Hà Nội ngày xưa

Thật thú vị khi được đọc các chia sẻ của những người đã từng sống ở Hà Nội. Tôi cũng muốn được cùng các bạn lật tìm lại từng ký ức của tuổi thơ yên bình qua những hình ảnh hàng quán ngày xưa.
Hồi xưa đi học bữa nào mình được điểm 10, thế nào bố cũng lóc cóc chở bằng xe đạp lên phố Hàng Ngang Hàng Đào cho mình ngắm đồ. Ngắm thôi chứ không mua. Mà chỉ cần ngắm thôi cũng thấy thích rồi. Trong mắt mình ngày xưa, chỉ có ai giàu có thì mới có tiền mua đồ ở đây.
Đi chán đến khi nào mỏi chân, đói bụng thì hai bố con vào ăn phở, ngon ơi là ngon.
Có bữa hai bố con mình ăn bánh cuốn cà cuống, món này cũng ngon tuyệt vời, nhưng hình như đắt tiền lắm thì phải. Mình không nhớ giá bao nhiêu, các bạn có nhớ không?
Bố cũng rất hay đưa mình qua các hàng sách cũ để xem chứ không mua, hồi đó không mua mà xem cũng thoải mái, không bị lườm nguýt như bây giờ.
Một cửa hàng bán báo hồi xưa,
Không bao giờ mình được vào hàng cắt tóc như thế này, bố mẹ toàn tự cắt thôi để tiết kiệm tiền.
Cửa hàng xà phòng Liên Xô đấy. Hồi trước xà phòng này vừa để tắm, gội đầu và giặt. Chẳng biết có phải vậy mà lũ trẻ con bọn mình ngày xưa chấy đầy đầu, kể cả con trai.
Món pháo này lũ trẻ bọn mình ngày xưa đứa nào cũng mê. Pháo bị cấm năm 1997 vì có nhiều người bị tai nạn do pháo thì phải.
Tết là Nhất... Với lũ trẻ con không có gì sướng bằng Tết.
Nhưng với người lớn ngày đó, hình như không có gì sợ bằng Tết...