Trang

Thứ Hai, 27 tháng 9, 2010

Con người Hà Nội


Chân dung thiếu nữ, người đẹp Hà Thành.
Chân dung văn nghệ sĩ. Trong ảnh là nhạc sĩ Phạm Duy thời trẻ.
Con cái của một gia đình tư sản.
Một gia đình viên chức.
Hình ảnh một đại gia đình tư sản.
Trẻ em ở trường dòng.

Cảnh sinh hoạt trên phố


Trẻ em ở phố bên quầy hàng đồ chơi Trung thu.
Những gánh hàng hoa quanh hồ Hoàn Kiếm.
Cà phê rong.
Hoa quả và bánh kẹo rong.
Một góc phố với mấy gánh hàng rong.
Những người cắt tóc.
Phu dịch đi đắp đê, đắp đất.
Người dân nghỉ ngơi cạnh một gốc cây bên sông Tô Lịch.
Giới trẻ Hà Thành uống nước giải khát cạnh Bờ Hồ.

Xóm làng ngay giữa thủ đô

Nghe hơi lạ nhưng đúng là cách gọi của ngày xưa về từng số nhà của Hà nội, như xóm 147, xóm 145… Trong mỗi xóm lại có nhiều hộ sống cùng nhau, tuy thiếu thốn nhưng vô cùng thân thương.
Xin cảm ơn các bạn thật nhiều, mấy hôm nay đọc được các bài của các bạn viết về Hà Nội xưa, đặc biệt là bài của bạn Thanh Bình, tôi vô cùng xúc động và kí ức về Hà Nội yêu dấu của ngày xưa cứ hiện về trong tôi vì ký ức của các bạn cũng chính là của tôi, thế hệ 7X như các bạn.
Lâu nay mải mê, bận bịu với công việc, với lo toan của cuộc sống, dẫu rằng nhiều khi thấy cuộc sống sung túc hơn thời bao cấp nhưng tôi vẫn luôn thấy thiếu một cái gì đó, cho đến khi đọc bài của các bạn, tôi mới thấy cái mình thấy thiếu, đó là Hà Nội ngày xưa….
Tôi sinh ra trong những ngày Hà Nội đang hứng chịu những loạt bom đạn ác liệt nhất của 12 ngày đêm, mẹ tôi kể rằng bố tôi phải đèo mẹ đang mang bầu lúc sắp sinh trên chiếc xe đạp cà tàng từ nhà ông bà ngoại ở phố Mai Hắc Đế lên tận Thái Nguyên sơ tán để sinh tôi, một chuyện mà bây giờ nghe không tin nổi. Thế rồi lúc 11 tháng thì tôi về Hà Nội sống cùng ông bà ngoại để bố mẹ công tác và từ đó Hà Nội gắn bó với tôi cho đến tận bây giờ.
Cho đến giờ tôi vẫn nhớ da diết tiếng leng keng quen thuộc của tàu điện mà mỗi ngày nghỉ bố tôi lại cho đi thỏa thuê cứ từ chợ Mơ lên chợ Bưởi rồi quay về. Mỗi khi hè đến khi được nghỉ chúng tôi rất hay nhảy tàu điện từ Mai Hắc Đế lên Bờ Hồ rồi về. Buổi sáng, học sinh từ cấp 2 trở xuống tập thể dục theo hướng dẫn của anh chị phụ trách khu phố, thỉnh thoảng tổ chức khen thưởng là những tấm vé đi xem phim ở rạp Kim Đồng hoặc Cung thiếu nhi bằng tàu điện.
Tôi vẫn nhớ các bộ phim “ Công chúa Alabenla”, “ Maica, cô bé từ trên trời rơi xuống”, “ Cảnh sát và những người hành tinh khác” luôn hút hồn bọn trẻ chúng tôi.
Trung thu cũng là một dip đáng nhớ. Trước Trung thu, chúng tôi thường chuẩn bị những hạt bưởi đem phơi khô để tối trung thu sẽ xâu vào dây đồng để đốt. Những dịp nào đúng ngày bố mẹ lĩnh lương được mua khẩu súng K54 đạn nhựa thì còn gì bằng, tôi luôn đem bên mình rất hãnh diện. Tối đến dưới ánh trăng, chúng tôi cũng tổ chức cho mình những trò chơi không thể nào quên, đèn ông sao tự làm méo mó nhưng vẫn đẹp, đốt hạt bưởi, đốt lò tự tạo bằng ống bơ sữa bò, cuối buổi được chia 1/8 cái bánh dẻo, ăn dè từng tí một. Hồi đó đi học nhàn hơn bây giờ rất nhiều, cứ đi về là quăng sách vở rồi xuống đường chơi, bọn trẻ con thường chơi theo dãy phố, bọn con trai chúng tôi thì tôn một anh lớn nhất, khỏe nhất làm chùm phố, đầu têu các trò chơi. Buổi trưa thường trốn người lớn xuống đường chơi, hết đánh khăng, bổ cù, lắc vòng thì lại đến đi hái bàng ăn.
Ngày đó phố tôi ở trưa hè rất vắng, đâu có đông như bây giờ, có khi 15 phút mới lại có chiếc xe đạp đi qua, thậm chí một số phố gần đấy vẫn để đu quay dưới lòng đường cho trẻ con chơi. Buổi tối, chúng tôi lại tụ tập chơi trốn tìm, chạy sô vê, cưỡi ngựa hay ra Bà Triệu bắt ve. Hôm nào có phim nhưng lại mất điện là cả lũ lại đi tìm nhà nào có vô tuyến để xem nhờ, mà nhớ nhất là hồi đó chúng tôi chờ đợi từng tập phim “Trên từng cây số” rồi “Hồ sơ thần chết” chiếu vào tối thứ tư và tối chủ nhật để xem. Mãi sau cả nhà ông bà tôi mới tậu được chiếc tivi Denon có bốn chân thì cả nhà cứ ăn cơm xong lại quây quần trước màn hình, cậu tôi thi suốt buổi kè kè bên cạnh cái sup von tơ để chỉnh vì điện rất yếu lại hay mất.
Nhưng Tết vẫn là khoảng thời gian tuyệt vời nhất trong năm, nhất là với lũ trẻ con chúng tôi dường như kéo dài từ 1 tháng trước đó. Trước tết 1-2 tuần vài anh lớn nhất phố lại rủ nhau vào Bình Đà mua pháo về đốt. Trước tết vài ngày, mọi người chuẩn bị gạo, thịt phân phối, lá dong để gói bánh trưng, rất là vui. Vì mỗi xóm chỉ có một cái bếp công cộng nên phải phân theo ngày để từng nhà nấu. Bọn trẻ con chúng tôi vô cùng háo hức khi được cho trông nồi bánh trưng, thỉnh thoảng dúi củ khoai tây vào bếp nướng ăn, ngon làm sao!
Nhớ quá Hà Nội ngày xưa!..
Đỗ Trung Dũng, 24/9/2010

Hàng quán Hà Nội ngày xưa

Thật thú vị khi được đọc các chia sẻ của những người đã từng sống ở Hà Nội. Tôi cũng muốn được cùng các bạn lật tìm lại từng ký ức của tuổi thơ yên bình qua những hình ảnh hàng quán ngày xưa.
Hồi xưa đi học bữa nào mình được điểm 10, thế nào bố cũng lóc cóc chở bằng xe đạp lên phố Hàng Ngang Hàng Đào cho mình ngắm đồ. Ngắm thôi chứ không mua. Mà chỉ cần ngắm thôi cũng thấy thích rồi. Trong mắt mình ngày xưa, chỉ có ai giàu có thì mới có tiền mua đồ ở đây.
Đi chán đến khi nào mỏi chân, đói bụng thì hai bố con vào ăn phở, ngon ơi là ngon.
Có bữa hai bố con mình ăn bánh cuốn cà cuống, món này cũng ngon tuyệt vời, nhưng hình như đắt tiền lắm thì phải. Mình không nhớ giá bao nhiêu, các bạn có nhớ không?
Bố cũng rất hay đưa mình qua các hàng sách cũ để xem chứ không mua, hồi đó không mua mà xem cũng thoải mái, không bị lườm nguýt như bây giờ.
Một cửa hàng bán báo hồi xưa,
Không bao giờ mình được vào hàng cắt tóc như thế này, bố mẹ toàn tự cắt thôi để tiết kiệm tiền.
Cửa hàng xà phòng Liên Xô đấy. Hồi trước xà phòng này vừa để tắm, gội đầu và giặt. Chẳng biết có phải vậy mà lũ trẻ con bọn mình ngày xưa chấy đầy đầu, kể cả con trai.
Món pháo này lũ trẻ bọn mình ngày xưa đứa nào cũng mê. Pháo bị cấm năm 1997 vì có nhiều người bị tai nạn do pháo thì phải.
Tết là Nhất... Với lũ trẻ con không có gì sướng bằng Tết.
Nhưng với người lớn ngày đó, hình như không có gì sợ bằng Tết...

Phố phường Hà Nội xưa


Khung cảnh quanh Hồ Gươm.
Phía Đông Nam quận Ba Đình.
Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Ô Quan Chưởng.
Cột cờ Hà Nội.
Tháp Rùa khi còn có tượng Nữ thần Tự Do.
Phố Đinh Tiên Hoàng.
Phố Huế.
Cảng trên sông Hồng.
Cửa Bắc.

Đường lên cầu Long Biên.
Hàng Nón.
(Ảnh trong bộ sưu tập Ký ức Hà Nội xưa)

Hoàng thành Thăng Long xưa và nay


Trong những bức ảnh cũ vào cuối thế kỷ 19, quần thể di tích lịch sử xưa là một công trình kiến trúc đồ sộ nằm trên vùng đất kinh kỳ quạnh quẽ, thưa vắng.
> Hai cha con lưu giữ ký ức Hà Nội bằng ảnh
Ngày 1/8, Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Dự kiến, Tổng giám đốc UNESCO sẽ tới Hà Nội vào 1/10 để dự kỷ niệm Đại lễ nghìn năm và trao giấy chứng nhận cho Hoàng Thành Thăng Long. VnExpress.net giới thiệu những hình ảnh tư liệu về quần thể di tích này, nằm trong bộ sưu tập Ký ức Hà Nội xưa của hai bố con nhà giáo Đoàn Thịnh và kiến trúc sư Đoàn Bắc.
Các bức ảnh được chụp vào khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, khi Pháp vào xâm chiếm nước ta. Trải qua cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn cùng sự tàn phá của thực dân, Hoàng thành trở nên xơ xác, tiêu điều. Vào thời nhà Nguyễn, kinh đô được dời vào Phú Xuân, Huế, quần thể di tích Hoàng thành xưa được gọi là Thành Hà Nội.
Đoan Môn - cửa chính đi vào Hoàng thành Thăng Long xưa.
Đoan Môn còn lại của ngày nay. Ảnh: Quang Xuân.
Cửa Bắc Hoàng thành xưa.
Cửa Bắc ngày nay. Ảnh: Quang Xuân.
Bắc Môn xưa và nay đều vẫn còn nguyên hai vết đại bác do quân Pháp bắn vào thành Hà Nội ngày 25/4/1882. Ảnh: Quang Xuân.
Khung cảnh Hậu lâu - nơi ở của các cung tần mỹ nữ.
Một góc Hậu lâu còn lại đến nay. Ảnh: Quang Xuân.
Điện Kính thiên trong Hoàng thành.
Nền đất nơi từng tồn tại Điện Kính Thiên. Ảnh: Quang Xuân.
Một góc thềm Điện Kính Thiên.
Rồng đá trên thiềm Điện Kính Thiên ngày nay. Ảnh: Quang Xuân.
Cột cờ xưa.
Cột cờ Hà Nội nay. Ảnh: Quang Xuân.